Thứ Ba, 29 tháng 10, 2019

Mổ u tuyến vú bằng phương pháp châm tê

LTS: Trước những ca phẫu thuật vú, các bác sĩ thường chọn phương pháp vô cảm như gây mê sau đó thực hiện phẫu thuật cho bệnh nhân. Tuy nhiên, còn có một lựa chọn khác thay cho việc gây mê, đó là sử dụng phương pháp châm tê. Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của ThS. Vũ Thái Bình, Bệnh viện Châm cứu Trung ương về phương pháp này để các bác sĩ và bệnh nhân tham khảo.

Kết quả hình ảnh cho u tuyến vú
Nguyên nhân và cách nhận biết u vú

U tuyến vú là một bệnh phổ biến của phụ nữ nước ta, riêng ung thư tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ước tính 27 và 29/100.000 phụ nữ. Thời gian mắc bệnh kéo dài, khi điều trị nội khoa không kết quả phẫu thuật sớm đang ngày càng được chỉ định rộng rãi ở các bệnh viện.
Bệnh u vú theo Tây y có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng có 3 yếu tố chính liên quan đến bệnh u tuyến vú như rối loạn hormon nữ; do virut; thể địa có liên quan đến nội tiết và sự cân bằng nội tiết. Người không sinh đẻ, không cho con bú, người sinh đẻ muộn bệnh phát sinh có liên quan đến các bệnh u xơ, u nang, viêm vú mạn tính.
Bệnh u vú theo y học cổ truyền là chứng “nhũ ung”, bệnh sinh ra do khí uất ở can đởm và nhiệt độc ứ trệ ở kinh vị làm cho khí huyết trở ngại gây bệnh.
Dấu hiệu nhận biết bệnh: thấy có một khối u ở vú, không đau có một số trường hợp có thể có đau, rắn, chắc, hoặc mềm có bờ rõ, nằm ở phía ngoài, ở giữa, hay phía trong vú, thường ở một bên vú, không có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau.

Điều trị bệnh

Với các khối u của tuyến vú phải điều trị bằng ngoại khoa (phẫu thuật lấy bỏ khối u) và nên làm sớm. Trong phẫu thuật u vú có nhiều phương pháp vô cảm để các nhà phẫu thuật lựa chọn trong đó có phương pháp vô cảm bằng châm tê. Châm tê hay châm gây tê (Anaesthesia acupuncture) là dùng kim châm vào các huyệt để giảm cảm giác đau. Theo lý luận của y học cổ truyền  châm tê có thể điều khí trong hệ kinh lạc, làm giảm đau, trấn đau.
Châm tê nhằm mục đích nâng cao ngưỡng chịu đau giúp bệnh nhân có thể trải qua cuộc mổ trong trạng thái tỉnh với cơ chế “tán khí giả tử” nghĩa là ngăn không cho khí đến vùng mổ, làm giảm hoặc mất cảm giác đau tạm thời ở vùng mổ. Khi ngừng kích thích các huyệt thì khí sẽ dần trở về trạng thái bình thường.

Những huyệt vị được sử dụng để châm tê mổ u vú

Hợp cốc: thuộc kinh thủ dương minh đại trường, nằm ở chỗ lõm giữa xương bàn tay ngón cái và ngón trỏ, châm sâu khoảng 0,75 tấc. Bệnh nhân có cảm giác tê ra ngoài ngón trỏ.
Huyệt nội quan: thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào, nằm chính giữa 2 gân lằn chỉ cổ tay. Châm kim hướng về gốc chi sâu 1 tấc.
Huyệt thiên trì: chỗ gặp nhau của đường nách trước và bờ trên xương sườn 5, châm xuyên lên cực tuyền, kim nằm trong cơ ngực to.
Huyệt cực tuyền: thuộc kinh túc thiếu âm tâm. Bệnh nhân giơ ngang cánh tay, huyệt nằm ở đỉnh hõm nách.
Huyệt đại bao: thuộc kinh túc thái dương tỳ, nằm ở điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn 7. Châm xuyên sang huyệt kỳ môn, kim đi dưới cân trong bao cơ.
Huyệt kỳ môn: thuộc kinh túc quyết âm can, nằm ở điểm gặp nhau của đường núm vú và bờ trên xương sườn 7.
Huyệt tử cung: thuộc mạch nhâm, là điểm gặp nhau giữa đường nối 2 khớp ức sườn và 3 đường giữa châm xuyên sang kỳ môn, kim đi dưới cân trong bao cơ.
Huyệt giáp tích D3-4: huyệt ngoài kinh, nằm ngang giữa mỏm vai ngang 3 và 4 ra 0,5 tấc. Châm sâu khoảng 2 tấc.
Sau khi châm kích thích bằng máy điện châm khoảng 25 phút, bệnh nhân thấy tê, tức, nặng toàn bộ bên ngực là có thể mổ được. Với những trường hợp bệnh nhân vẫn còn đau, thêm thuốc Fentanyl 0,2mg/kg cân nặng, tiêm đường tĩnh mạch.
Chú ý: tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong châm tê.

Những bệnh nhân có thể mổ u vú bằng châm tê

Các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật u tuyến vú. Ưu tiên các bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật u tuyến vú nhưng thể trạng gầy yếu, suy kiệt, có cơ địa dị ứng với thuốc tê, thuốc mê hoặc có bệnh mạn tính ở gan, phổi, thận.
Không nên châm tê mổ u vú cho những bệnh nhân sau: phụ nữ đang ở thời kỳ nuôi con bú. Bệnh nhân tâm thần phân liệt, bệnh nhân dưới 18 tuổi. Bệnh nhân tăng huyết áp (trên 160/100 mmHg).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét